Triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2023
Lượt xem: 745

Căn cứ Kế hoạch số 766/KH-UBND ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh về Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày  05/4/2023 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1136/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh năm 2023 nhằm mục đích tiếp tục tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc chăm sóc, giúp đỡ, phụng dưỡng và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình và đóng góp của người cao tuổi vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Nâng cao đời sống vật chất cho người cao tuổi, phát triển mạng lưới an sinh xã hội, chính sách trợ giúp xã hội và bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi, đặc biệt chú trọng đối với người cao tuổi cô đơn, khuyết tật, người cao tuổi thuộc hộ nghèo.

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh đã đề ra các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện trong năm 2023 như sau:

- Phấn đấu 60% xã, phường, thị trấn có các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của người cao tuổi, thu hút người cao tuổi tham gia;

- Phấn đấu 40% xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình câu lạc bộ khác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, thu hút người cao tuổi trên địa bàn tham gia;

- Phấn đấu 80% xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;

- 90% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; được khám chữa bệnh khi ốm đau, dịch bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng;

- 50% bệnh viện đa khoa, Bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi và 50% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh có khoa lão khoa;

- 80% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới nhiều hình thức khác nhau; 70% người cao tuổi khuyết tật được sàng lọc, phát hiện các dạng khuyết tật và được can thiệp, phục hồi chức năng; ít nhất 100 người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có người phụng dưỡng được chăm sóc, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng;

- 100% người cao tuổi có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định được tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở trợ giúp xã hội;

- 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát;

- 100% người cao tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;

- Ít nhất 50% người cao tuổi có khó khăn về tài chính, bị bạo lực, bạo hành được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu;

- Các cơ quan báo, đài địa phương có chuyên mục về người cao tuổi phát hành, truyền dẫn, phát sóng ít nhất 01 lần/tuần; ít nhất 50% người cao tuổi tiếp cận và sử dụng được các sản phẩm công nghệ thông tin, truyền thông.

Để triển khai thực hiện hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra như trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung các hoạt động chủ yếu như:

- Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến người cao tuổi

- Thực hiện các hoạt động phát huy vai trò của người cao tuổi trong tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương và truyền thụ lại cho thế hệ trẻ, tuổi trong tham gia xây dựng nông thôn mới; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, hòa giải tranh chấp mâu thuẫn tại cộng đồng dân cư, tham gia xây dựng quy ước, hương ước và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thực hành tiết kiệm... Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm hoặc chuyển đổi nghề phù hợp; hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm và vốn đầu tư phát triển sản xuất đối với người cao tuổi trực tiếp sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại các cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng theo hướng dẫn tại Thông tư số 35/2011/TT-BYT của Bộ Y tế; Thông tư  số 96/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú, chúc thọ, mừng thọ; ưu đãi tín dụng và biểu dương khen thưởng người cao tuổi; Kế hoạch số 2289/KH-UBND ngày 23/6/2021 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Thực hiện các hoạt động chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần cho người cao tuổi như: phát triển đa dạng các môn thể thao, các câu lạc bộ thơ ca, âm nhạc, dưỡng sinh, … phù hợp với sự tham gia người cao tuổi sinh hoạt, tập luyện, thi đấu. Hàng năm tổ chức các hội thi văn hóa, văn nghệ, thể thao cho người cao tuổi nhân Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam, Ngày quốc tế người cao tuổi  và Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam. Duy trì 36 Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hiện có và tiếp tục xây dựng, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ giúp nhau tại các xã, phường, thị trấn qua đó góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Thực hiện nghiêm chính sách miễn, giảm giá vé cho người cao tuổi khi tham gia giao thông, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử theo quy định.

- Thực hiện các hoạt động nâng cao đời sống vật chất cho người cao tuổi: thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách về trợ cấp xã hội và chúc thọ, mừng thọ đối với người cao tuổi theo quy định; Tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn nhân các dịp Lễ, Tết.

- Tăng cường thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn nơi nhiều người cao tuổi khó khăn về tài chính, bị bạo lực, bạo hành có nhu cầu trợ giúp pháp lý; tại Ban Đại diện Hội người cao tuổi, các câu lạc bộ người cao tuổi, Hội người cao tuổi cơ sở, các cơ sở trợ giúp xã hội khi có yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương.

Để tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai các nội dung của kế hoạch và các chương trình, kế hoạch về người cao tuổi đã được ban hành. Chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của pháp luật; ưu tiên thực hiện chính sách nhà ở đối với người cao tuổi có công với cách mạng, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với người cao tuổi. Phối hợp với Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, các sở, ngành thành viên Ban Công tác người cao tuổi và người khuyết tật tỉnh, các địa phương: thực hiện tốt công tác chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi theo quy định; tham mưu Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2023; Duy trì và nhân rộng các mô hình CLB LTHTGN. Hỗ trợ hướng nghiệp, tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp cho người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi thuộc hô nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức thực hiện việc chăm sóc và phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Tham mưu, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh theo quy định./.

Phòng BTXH&PCTNXH

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang