Phòng TC- Đầu tư
1.
Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ:
a)
Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu với Ủy
ban nhân dân tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn,
dài hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa
bàn. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương
trình, dự án ODA trên địa bàn.
b)
Phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và
phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm; chủ trì phối hợp với
các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư trình Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định.
c) Phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn
ngân sách; kế hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết;
xây dựng kế hoạch điều chỉnh, điều hòa vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư từ
nguồn ngân sách địa phương.
d)
Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến theo thẩm
quyền đối với các dự án đầu tư do tỉnh quản lý.
đ)
Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan về nội dung tài
chính, các chính sách ưu đãi tài chính đối với các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn.
e)
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn
đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của chủ đầu tư và cơ
quan tài chính huyện, xã; tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc
nhà nước ở tỉnh, huyện.
g)
Tổ chức thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn
vốn nhà nước theo đúng quy định; tham mưu lãnh đạo Sở trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh. Hằng năm, thẩm định quyết toán nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (kể cả nguồn vốn ODA); nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ gửi phòng Quản lý ngân sách để tổng hợp vào quyết toán ngân
sách địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn
theo đúng quy định của Luật Ngân sách.
h)
Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả
quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của địa phương, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định;
2.
Tham mưu thực hiện các công tác khác:
a)
Phối hợp với Phòng Quản lý ngân sách - Doanh nghiệp nhập
dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản phân bổ ngân sách từ cấp 1 đến cấp 4 vào
Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc) theo quyết định giao chỉ
tiêu kế hoạch đầu tư phát triển đầu năm, dự toán giao bổ sung, điều chỉnh trong
năm của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến
hệ thống Tabmis đối với các lĩnh vực do phòng quản lý;
c) Phối hợp Văn phòng Sở thực hiện công tác cấp mã số đơn vị có quan
hệ với ngân sách theo đúng quy định.
b) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh
đạo Sở phân công.