Kết quả 3 năm thực hiện Quyết định 771/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ
Thực hiện Kế hoạch số 1458/KH-UBND ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 – 2025 trên địa bàn tỉnh” theo Quyết định 771/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Từ năm 2019 đến nay, Ban Dân tộc đã tham mưu, phối hợp với Viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc dành cho đối tượng 03 và đối tượng 4, với 69 người tham dự; thời gian tập trung 05 ngày; 01 lớp tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc dành cho cho giảng viên, báo cáo viên công tác vùng dân tộc, với 20 người tham dự; thời gian tập trung 03 ngày. Sau khóa học, 100% học viên tham dự đều được cấp Giấy chứng nhận.

    Song song. Trong năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bắc Bình tổ chức lớp Bồi dưỡng tiếng Chăm và phương pháp giảng dạy cho cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng Chăm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, với 70 người tham dự; thời gian học 02 tháng; hình thức học tập trung. Kết thúc khóa học có 100% học viên đều hoàn thành; trong đó, có 55 người đạt loại khá (chiếm tỷ lệ 78,6%), 15 người đạt loại giỏi (chiếm tỷ lệ 21,4%) và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Nhìn chung, việc phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đạt yêu cầu đề ra; nhất là về thời gian, đối tượng bồi dưỡng, tập huấn. Nội dung từng đề, từng bài giảng chất lượng, thiết thực. Đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị, có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, quản lý, am hiểu về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc, công tác dân tộc và có phương pháp sư phạm. Việc bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đảm bảo tuân thủ các quy chế, quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn đã giúp cho đội ngũ CB, CC, VC đang công tác ở vùng dân tộc có thêm kiến thức, kỹ năng về công tác dân tộc cũng như kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số khi tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào, góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    Tuy nhiên, công tác phối hợp triển khai, thực hiện chưa được thường xuyên. Theo Kế hoạch tối thiểu 50% CB,CC,VC thuộc nhóm đối tượng 2, 3, 4 và tối thiểu 20% CB,CC,VC đối tượng 3,4 từ tỉnh đến xã có tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được của tỉnh phải được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số nhưng đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện. Các chuyên đề bài giảng tuy có chất lượng, thiết thực nhưng ít kết hợp liên hệ thực tiễn … từ đó không khí các lới bồi dưỡng, tập huấn thiếu sinh động. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số còn thiếu về số lượng; trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Mặt khác, ý thức tự học tập nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác của một số CB,CC,VC còn nhiều hạn chế, ít quan tâm cập nhật kiến thức, kỹ năng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. 

    Để tiếp tục phối hợp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Kế hoạch trên, cần rà soát, thống kê số lượng đội ngũ CB,CC,VC có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nội dung, chương trình bồi dưỡng cần cô đọng, giảm bớt phần lý thuyết, lý luận; bổ sung các nội dung mới, trọng tâm về công tác dân tộc, chính sách dân tộc từng vùng, miền, đặc trưng văn hóa dân tộc kết hợp trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn. Đối với bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số. Tăng cường các khóa đào tạo, bồi dưỡng về tiếng dân tộc; chú trọng mời trí thức người dân tộc thiểu số am hiểu văn hóa, phong tục tập quán… tham gia báo cáo tại các lớp tập huấn về tiếng dân tộc. Từ đó, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho CB,CC, VC công tác ở vùng dân tộc, miền núi. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng của Ủy ban Dân tộc cần biên sọan và cập nhật thường xuyên tài liệu phục vụ các lớp bồi dưỡng, tập huấn phù hợp theo từng đối tượng, vùng miền, tập quán, phong tục từng dân tộc thiểu số và trang cấp đủ số lượng theo từng đối tượng đã được tỉnh đăng ký./.

                                                                                             Minh Hiền

Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT