Những mô hình nông nghiệp hay ở miền núi Bình Thuận
Đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bình Thuận đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

    Hơn 3 héc-ta đất tại khu vực đập Ó Chay của gia đình anh Lầu A Ân ở xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, trước đây trồng cây điều, cây tiêu và xen canh cây mì nhưng hiệu quả kinh tế đạt thấp.

    5 năm trở lại đây, gia đình anh chuyển sang trồng chuối già Nam Mỹ. Mỗi héc-ta chuối, anh đầu tư hết hơn 150 triệu đồng. Đến khi thu hoạch, mỗi héc-ta thu được từ 45- 50 tấn chuối, bán với giá từ 6-12 ngàn đồng/kg, thu lợi hàng trăm triệu. Đáng mừng hơn nữa là loại chuối này dễ bán, thương lái đến tận vườn thu mua nên anh

    Lầu A Ân ít phải lo lắng khâu tiêu chia sẻ: Chuối đầu tư vốn nhiều nhưng hiệu quả kinh tế hơn bắp đậu, tuy nhiên, vẫn phụ thuộc vào giá cả thị trường nữa. COVID-19 ảnh hưởng tới việc xuất khẩu, xe cộ ở xa tới bất tiện, giá cả cũng không được như trước.

    Trước tình trạng giá cả nông sản lên xuống thất thường, đồng bào dân tộc miền núi Phan Lâm, huyện Bắc Bình đã trồng nhiều loại cây khác nhau trên vườn ruộng của mình, để đa dạng nguồn thu nhập, tránh phụ thuộc vào một loại cây.

    Gia đình anh Phạm Hàn Thái và chị Mang Thị Thảo Sương ở huyện Bắc Bình đầu tư gần 400 triệu đồng để trồng thêm giống mít đỏ In-đô-nê-xia. Khu vườn có thổ nhưỡng tốt, hệ thống kênh mương nước chảy quanh năm nên anh chị trồng xen canh nhiều loại cây.

    Anh Thái cho biết: t là 1.200 cây, dừa xiêm lùn 200 cây, để đắp vào chỗ nước hay bị úng không phù hợp với cây mít thì ở đó mình trồng dừa kết hợp. Sau này vừa có dừa và có mít để thu luôn. Trước tiên mình làm thử trước, sau đó mình xem xét hiệu quả rồi đầu tư tiếp.

Vợ chồng anh Phạm Hàn Thái và chị Mang Thị Thảo Sương đầu tư gần 400 triệu đồng để xuống giống mít đỏ In-đô-nê-xia (Ảnh: Đoàn Sĩ).

    Không chỉ chú trọng chuyển đổi cây trồng với các loại giống mới, đồng bào dân tộc thiểu số còn phát huy thế mạnh đặc sản vùng mình để làm kinh tế. Ở xã miền núi Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc có 15 hộ đã chọn nuôi giống heo đen (heo cỏ) là giống bản địa và đã thành công, heo xuất chuồng đến đâu có người mua đến đó. 

2Một gia đình ở xã Đông Giang bắt đầu chăn nuôi bằng đàn heo đen giống bản địa (Ảnh: Đoàn Sĩ).

    Chính quyền hỗ trợ cho nông dân tiền giống, thức ăn và tiêm vaccine phòng bệnh cho heo, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi.

    Ông Bờ Rông Thiết, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Giang cho biết: Mô hình heo đen là bản sắc của đồng bào thiểu số ở Bình Thuận, trước đây hộ nuôi heo đen không buôn bán họ chỉ dùng trong dịp lễ tết cổ truyền. Nhưng mô hình heo đen này được người dân ở địa phương khác, các doanh nghiệp, nhà đầu tư rất thíchnên Hội Nông dân sẽ tiếp tục mở rộng chăn nuôi mô hình này.

Trang trại nuôi heo đen ở xã miền núi Đông Giang (Ảnh: Đoàn Sĩ)

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư, Trung tâm Dịch vụ miền núi tỉnh Bình Thuận và Ủy ban nhân dân các huyện đã phối hợp tổ chức hơn 3.000 lớp tập huấn chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, xây dựng 50 mô hình trình diễn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho gần 203.000 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số, với tổng kinh phí gần 5,7 tỷ đồng.

    Nhờ đó, nhiều hộ nông dân miền núi đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và bước đầu có hiệu quả. Chỉ riêng cây mít Thái, ở xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình đã có hàng chục héc-ta, đồng thời đã có doanh nghiệp Ba Hữu dự định mở cơ sở chế biến và liên kết với người trồng mít.

    Tuy nhiên, do địa bàn miền núi xa trung tâm nên việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đến tay người tiêu dùng còn hạn chế. Thêm vào đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu vốn đầu tư, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin còn hạn chế.

    Vì vậy Bình Thuận sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình hiệu quả, đẩy mạnh hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho nông dân miền núi, hình thành các hợp tác xã, hướng nông dân tham gia các chuỗi sản xuất để ổn định đầu ra.

    Ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cho biết: Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư các mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng các sản phẩm nông nghiệp theo hướng xây dựng chuỗi giá trị rồi xây dựng mô hình HTX. Đặc biệt, sẽ nghiên cứu các chính sách nhằm hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp để đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính các doanh nghiệp này khi đứng trên địa bàn sẽ tổ chức sản xuất, hình thành các chuỗi giá

    Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận sinh sống tập trung ở 11 xã và 20 thôn xen ghép của các huyện miền núi. Các sản phẩm nông sản của vùng đồng bào đều mang tính đặc thù, đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc và vùng miền của tỉnh Bình Thuận. 

    Để các sản phẩm nông nghiệp của đồng bào khẳng định được vị thế, ngoài sự quan tâm, trợ lực của chính quyền địa phương, thì chính nông dân cũng cần nỗ lực nắm bắt và đáp ứng yêu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

    Làm được như vậy thì nông dân là người dân tộc thiểu số ở miền núi sẽ từng bước nâng cao thu nhập, phát huy được tiềm năng vùng miền./. 

Nguồn: https://vov4.vov.gov.vn/

Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT