Thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất canh tác lúa nước tại xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam
Thực hiện Chương trình phối hợp số 352/CTPH/BDT-UBND HTN ngày 28 tháng 5 năm 2020 giữa Ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam trong Chương trình “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa xã Hàm Cần”. Với vị trí được chọn để triển khai thực hiện mô hình là quỹ đất canh tác lúa nước hiện có của xã Hàm Cần tập trung tại khu vực thuộc cánh đồng Mõm (thôn 1). 

    Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, xây dựng ngành nông nghiệp sản xuất sạch, xanh, bền vững trong phát triển, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm lợi thế của từng tiểu vùng, góp phần xây dựng nông thôn mới, tạo thuận lợi cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có nhiều cơ hội, điều kiện tiếp cận những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác cây trồng tiệm cận điều kiện phát triển của đồng bào kinh ở vùng liền kề; phát huy, khai thác hiệu quả quỹ đất canh tác nông nghiệp đã được tỉnh cấp trong quá trình thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển dân sinh kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; từng bước tạo tiền đề vững chắc xây dựng nông thôn mới.

    Sau khi nhận nhiệm vụ do Ban Dân tộc giao, Trung tâm Dịch vụ miền núi đã chủ động liên hệ, phối hợp cùng các ban, ngành chức năng của huyện Hàm Thuận Nam cùng Cấp ủy, Ủy ban nhân dân và các ban, ngành của xã Hàm Cần tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động, triển khai các cuộc họp với các hộ đồng bào có diện tích canh tác lúa nước trên cánh đồng Mõm nhằm giúp đồng bào thấy được lợi ích của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa có năng suất, hiệu quả kinh tế thấp từ canh tác lúa nước 01 vụ sang sản xuất 01 vụ bắp lai thương phẩm và 01 vụ lúa hoặc hoa màu hoặc ngược lại nhằm mục đích tăng thu nhập ổn định; đồng thời là mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao nhất so với cây trồng hàng năm khác trên đất lúa bấp bênh, lệ thuộc nước trời; giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong thời gian chưa sản xuất lúa nước; đồng thời hình thành tập quán canh tác thâm canh, khoa học, gắn với việc duy trì, nâng cao độ phì đất đai; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích đồng bào mạnh dạn đầu tư phát triển tiến tới tạo vùng chuyên canh sản xuất bắp giống có giá trị kinh tế cao gấp 2 - 3 lần sản xuất bắp lai hoặc lúa thương phẩm.

    Vụ Hè thu 2020 có 05 hộ thực hiện đầu tư ứng trước sản xuất bắp lai trên diện tích lúa nước tại cánh đồng Mõm với diện tích là 4,1 ha; Tổng giá trị đầu tư là 35 triệu đồng; Sản lượng bắp lai thu hoạch là 21,5 tấn/75 triệu đồng và số tiền chênh lệch hộ dân còn nhận là 40 triệu đồng.

    Việc thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện đối với diện tích đất trồng lúa có hiệu quả kinh tế thấp, thường xuyên bị ngập, úng hoặc khô hạn, diện tích manh mún, nhỏ hẹp, chia cắt sang trồng cây bắp lai, trồng lúa hoặc hoa màu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì được quỹ đất trồng lúa. Đồng thời, phát triển các đối tượng cây trồng có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa được thực hiện theo nguyên tắc chuyển đổi linh hoạt để khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa mà không phải đầu tư lớn. Việc chuyển đổi phải bảo đảm hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa và phải được tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, cánh đồng lớn, gắn với thị trường tiêu thụ nông sản là một chủ trương lớn và đúng đắn nhằm khai thác tốt tiềm năng, ổn định sản xuất, tăng thu nhập góp phần ổn định cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

    Tuy nhiên, do yếu tố địa hình, vị trí địa lý, nên nhiều hộ dân chưa yên tâm, mạnh dạn chuyển đổi. Bên cạnh đó, do tâm lý e ngại, chưa thấy được rõ hiệu quả kinh tế nên phần đông các hộ có diện tích sản xuất lúa nước tại cánh đồng Mõm không mạnh dạn thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Đồng thời, diện tích thực tế của từng hộ không nhiều, manh mún, sản xuất không đồng loạt nên không đem lại hiệu quả cao.

      Xuất phát từ thực tiễn cũng như căn cứ vào chủ trương của UBND tỉnh trong việc khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập của người nông dân nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, sự thành công của mô hình là cơ sở để đồng bào mạnh dạn lựa chọn các giống cây trồng mới thay thế tập quán canh tác cũ 3 trong các vụ tiếp theo, góp phần chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, từng bước thúc đẩy sản xuất phát triển, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc tỉnh nhà thì địa phương và các ngành chức năng cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, tập trung chỉ đạo thực hiện việc rà soát, thống kê những diện tích đất trồng lúa, trồng mía, đất vườn tạp có hiệu quả kinh tế thấp, diện tích không chủ động được nước tưới. Trên cơ sở đó, khảo sát, xây dựng kế hoạch, lựa chọn các cây trồng phù hợp để thực hiện chuyển đổi cho từng vùng để bảo đảm yếu tố nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cho diện tích sau chuyển đổi, địa phương phải luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, quan tâm đào tạo nghề, nâng cao trình độ canh tác cho các hộ đồng bào các dân tộc... Mặc dù đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhưng do nhiều nguyên nhân, nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, hiệu quả sau chuyển đổi không cao, chưa tạo được bước đột phá về kinh tế.

    Để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát huy hiệu quả kinh tế, địa phương cần tiếp tục quan tâm đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ canh tác cho đồng bào dân tộc và quan trọng nhất là phải đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm giúp bà con yên tâm sản xuất./.

Thế Tài

Tin khác
1 2 
Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT