• Du lịch Bình Thuận
1 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
Lượt xem: 782
(binhthuan.gov.vn) Theo kế hoạch, đến năm 2030 toàn tỉnh có khoảng 5.412 tổ hợp tác với 210.000 thành viên, 248 hợp tác xã với 50.000 thành viên, 02 liên hiệp hợp tác xã với 40 hợp tác xã thành viên. Số hợp tác xã hoạt động đạt loại khá, tốt chiếm từ 60% - 70% trên tổng số hợp tác xã của tỉnh; tỷ lệ cán bộ quản lý trong các hợp tác xã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt 25% trở lên.

Trong nông nghiệp, các hợp tác xã triển khai ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản. Phấn đấu có khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. Xử lý dứt điểm các hợp tác xã đã ngừng hoạt động và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

Để hoàn thành mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và Liên minh Hợp tác xã tỉnh tập trung tuyên truyền cho người dân hiểu rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong điều kiện hiện nay. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để kinh tế tập thể, các hợp tác xã phát triển bền vững, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật của hợp tác xã; đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hợp tác xã hoạt động.

Xây dựng và nhân rộng mô hình hợp tác xã đang hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên. Bên cạnh đó, khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từng bước thực hiện chuyển đổi số nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Tiếp tục xây dựng và thực hiện một số chương trình, đề án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã…

Nguyễn Phương