Việt Nam giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030
Lượt xem: 931

Nhằm thực hiện Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu, là cơ hội để đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 về Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030

Kế hoạch hành động được ban hành với 3 quan điểm chỉ đạo:

Thứ nhất, giảm phát thải khí mê-tan nhằm thực hiện Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; là cơ hội để đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân; quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và hiệu quả sử dụng năng lượng; bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

Thứ hai, giảm phát thải khí mê-tan phải dựa trên phân tích chi phí - lợi ích, được tiến hành thường xuyên theo lộ trình, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức và cá nhân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Thứ ba, giảm phát thải khí mê-tan là trách nhiệm của chủ các nguồn phát thải và cơ quan quản lý nhà nước với sự tham gia, giám sát của nhân dân, chủ động và tích cực hợp tác quốc tế.

Mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan ở nước ta đến năm 2030

Việt Nam tham gia “Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu” với mục tiêu đóng góp giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức năm 2020 trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025, bảo đảm tổng lượng phát thải khí mê-tan không vượt quá 96,4 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ), giảm 13,34% so với mức phát thải năm 2020. Trong đó, phát thải khí mê-tan trong trồng trọt không vượt quá 42,2 triệu tấn CO2tđ, chăn nuôi không vượt quá 16,8 triệu tấn CO2tđ, quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải không vượt quá 21,9 triệu tấn CO2tđ, khai thác dầu khí không vượt quá 10,6 triệu tấn CO2tđ, khai thác than không vượt quá 3,5 triệu tấn CO2tđ, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch không vượt quá 1,3 triệu tấn CO2tđ.

- Đến năm 2030, bảo đảm tổng lượng phát thải khí mê-tan không vượt quá 77,9 triệu tấn CO2tđ, giảm ít nhất 30% so với mức phát thải năm 2020. Trong đó, phát thải khí mê-tan trong trồng trọt không vượt quá 30,7 triệu tấn CO2tđ, chăn nuôi không vượt quá 15,2 triệu tấn CO2tđ, quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải không vượt quá 17,5 triệu tấn CO2tđ, khai thác dầu khí không vượt quá 8,1 triệu tấn CO2tđ, khai thác than không vượt quá 2,0 triệu tấn CO2tđ, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch không vượt quá 0,8 triệu tấn CO2tđ.

Nhiệm vụ và giải pháp

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách;

- Thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí mê-tan trong trồng trọt, chăn nuôi;

          - Thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí mê-tan trong quản lý chất thải và xử lý nước thải;

          - Thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí mê-tan trong khai thác, chế biến dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch;

- Về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực, nhận thức;

- Tăng cường hợp tác song phương, đa phương và huy động nguồn lực;

- Thực hiện giám sát, đánh giá trong quá trình thực hiện.

Thủ trướng Chính phủ đã phân công trách nhiệm cho các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tập đoàn, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong việc triển khai, thực hiện để đạt được mục tiêu của Kế hoạch. Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn đến năm 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ./.

Theo tin TT.Sương - BQLKCN

Tin khác
1 2 3 4 5 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang