Tình hình thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ giai đoạn 2017-2020

1. Sản xuất và đời sống:

    Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác phối hợp của các Sở, ngành, địa phương đã tác động góp phần tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân dân tộc thiểu số. Đời sống trong vùng đồng bào cơ bản ổn định; Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm phối hợp thực hiện; Công tác giáo dục có nhiều chuyển biến, hệ thống trường lớp được đầu tư nâng cấp; đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá, chất lượng dạy và học được nâng lên; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường tăng; tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng giảm. Việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc được quan tâm, mạng lưới y tế ở các xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được củng cố, tăng cường. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản ổn định.

    Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng kéo dài đã ảnh hưởng đến thời vụ xuống giống và sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng (cây bắp lai, đậu, mè,…), đặc biệt là địa bàn huyện Bắc Bình; mưa lớn gây ra lũ quét cục bộ tại địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc đã gây thiệt hại một số diện tích bắp lai, hoa màu, vật nuôi; hiện tượng sâu keo phá hoại cây bắp lai trên địa bàn toàn tỉnh trong 02 năm gần đây với diện tích thiệt hại trên 2.000 ha. Giá mủ cao su và bắp lai tương phẩm thấp đã ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời sống của đồng bào dân tộc. Đối với hợp đồng nhận đầu tư ứng trước bắp lai ban đầu là 1.064 hộ/2.235 ha thì đến thời điểm hiện nay chỉ có 682 hộ/1.441 ha đã xuống giống bắp lai; nguyên nhân chủ yếu là do dịch sâu keo mùa thu phá hoại nên đồng bào e ngại không sản xuất, kết hợp với tâm lý do năm 2019 đồng bào sản xuất cũng bị sâu keo mùa thu phá hoại làm thiệt hại nặng nề nhưng đến nay vẫn không được hỗ trợ.

    Theo thống kê sơ bộ tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh (trong vùng đầu tư ứng trước) thiệt hại trên 547 ha (mức độ thiệt hại từ 50-70%); một số hộ mất trắng phải bỏ đi gieo trồng lại, một số thì chuyển sang các loại cây trồng khác như trồng cây mì, mè và các loại đậu; một số hộ thì mang tâm lý sợ giá cả nông sản sẽ xuống thấp, không có đầu ra do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên đã không sản xuất, thậm chí có hộ còn bỏ hoang đất vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến diện tích sản xuất và kế hoạch hoạt động của Trung tâm. Giá mủ cao su xuống thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch thu mua mủ cao su và thu nợ của Trung tâm Dịch vụ Miền núi.

2. Công tác giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Từ nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các chính sách, chương trình dự án giảm nghèo đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển đổi tập quán canh tác, phương thức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy tiềm năng lợi thế của vùng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Qua đó, số hộ khá giả tăng lên, hộ nghèo có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Đến đầu năm 2019, hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn 2.327 hộ, chiếm 0,76% so với tổng số hộ toàn tỉnh, chiếm 10,04% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số và chiếm 28,07% số hộ nghèo toàn tỉnh; hộ cận nghèo còn 3.177 hộ, chiếm 1,04% so với tổng số hộ toàn tỉnh và chiếm 13,71% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số và chiếm 20,7% số hộ cận nghèo toàn tỉnh.

    Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao, giảm nghèo chưa bền vững; phần lớn số hộ thoát nghèo có mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo, phần đông người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn nhiều khó khăn nên nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo mới rất cao. Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số (17 xã thuần) là 21,07 triệu đồng/người/năm, bằng 52,41% thu nhập bình quân toàn tỉnh; Nhìn chung, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh không đồng đều, ở một số xã còn chênh lệch rất xa so với mức bình quân chung.

3. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội

    Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản ổn định; một số vụ việc có nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn, mất an ninh trật tự ở một số địa phương đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời./.

Mỹ Vân

Cải cách hành chính

Điểm tin cải cách hành chính

VĂN BẢN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DVC TRỰC TUYẾN VÀ DV BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH

HƯỚNG DẪN TTHC LIÊN THÔNG
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
       Trang Thông Tin Điện Tử Ban Dân Tộc
Địa chỉ: 408 Thủ Khoa Huân, TP. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0252 3812440
Email: bdt@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Designed by VNPT