HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
Hàm
Thuận Bắc là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, toàn huyện có 17 xã, thị trấn,
gồm: 04 xã vùng cao, 08 xã miền núi,
03 xã đồng bằng và 02 thị trấn; trong đó, có 03 xã thuần và 05 thôn xen
ghép đồng bào DTTS. Dân số toàn huyện có cuối năm 2019: 184.315 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu
số chiếm 7,94% (14.634 người), chủ yếu là đồng bào K’ Ho, Chăm và Raglay (Rai).

Trong những năm qua, nhờ triển khai thực hiện Chương
trình 135, cũng như việc đầu tư các chương trình, dự án khác
liên quan trực tiếp đến xóa đói, giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã
được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, xã
nên tình hình kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó khăn có bước phát triển
tích cực, đã góp phần rất lớn làm cho diện mạo các xã, thôn đặc biệt khó khăn
được thay đổi, các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh- kinh tế
được xây dựng nhiều hơn, phát huy hiệu quả thiết thực cho đời sống của đồng bào:
như: Hạ tầng giao thông:
đầu tư nâng cấp, bê tông các tuyến đường vào khu sản xuất, trên 20km tổng kinh
phí 29,2 tỷ đồng; Công trình thủy lợi: nâng cấp, kiên cố hóa
kênh mương nội đồng, tổng kinh phí 1,56 tỷ đồng; từ nguồn vốn Nông thôn tổng
hợp miền Trung đã đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đồng ruộng
Saloun, xã Đông Giang, tổng kinh phí 47,56 tỷ đồng; Cơ sở vật chất
về y tế: đã đầu tư xây dựng hoàn thành Phòng khám đa khoa khu vực Đông Giang và
Nâng cấp Trạm y tế xã La Dạ; nâng cấp
Trạm y tế xã Đông Tiến; Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục được đầu tư
ngày càng khang trang; xây thêm phòng học, bếp ăn phục vụ học 02 buổi/ngày và
tổ chức bán trú... ; Cơ sở vật chất về văn hóa: đầu tư nâng cấp, xây dựng hoàn thành
Nhà văn hóa xã La Dạ; đầu tư nâng cấp, sửa chữa các nhà sinh hoạt cộng đồng, cơ
bản đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất văn hóa sinh hoạt cộng đồng của vùng đồng
bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn.
Chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã được tỉnh, Trung ương quan tâm bố trí vốn để
tạo điều kiện giúp đỡ những hộ đồng bào nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
được thụ hưởng chính sách; việc hỗ trợ giống cây trồng
(cây điều ghép), phân bón; hỗ trợ giống vật nuôi (Bò
cái sinh sản), chuồng trại chăn nuôi (Chuồng bò) từng
bước phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện kinh tế hộ gia đình, từng
bước nâng cao đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, rút
ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, giữa các khu vực
trong huyện: Năm 2016, số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của
02 thôn, 03 xã thụ hưởng Chương trình 135 là 801 hộ, chiếm
31,89% (tổng 2.512 hộ); đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của
01 thôn và 03 xã thụ hưởng Chương trình 135 là 345 hộ, chiếm 13,21% (tổng 2.611
hộ).
Quá trình thực
hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020, huyện Hàm Thuận Bắc đã có 02 thôn
– Thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa và thôn Ku Kê, xã Thuận Minh được công nhận hoàn
thành thôn đặc biệt khó khăn. Đến nay, huyện Hàm Thuận Bắc còn 03
xã: Đông Tiến, Đông Giang và La Dạ được thụ hưởng Chương trình 135 năm 2020,
không còn thôn đặc biệt khó khăn.
Để phát huy những kết quả đã đạt được
trong việc thực hiện chính sách dân tộc nói chung và Chương trình 135 nói riêng
đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. UBND huyện Hàm
Thuận Bắc đã đề xuất UBND tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh xem xét, kiến nghị Chính phủ
một số vấn đề, như:
Cần
có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích để kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế tăng cường đầu tư nguồn lực vào các xã đặc biệt khó khăn, vùng
đồng bào DTTS, nhất là tham gia xây dựng hạ tầng về giáo dục, thủy lợi, phát
triển sản xuất và du lịch cộng đồng;
Ưu tiên
nguồn lực đầu tư có trọng tâm, tập trung; áp dụng lồng ghép nhiều chương trình
mục tiêu quốc gia, dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói, giảm nghèo ở vùng đặc
biệt khó khăn; có kế hoạch phân khai kịp thời các nguồn vốn theo các chương
trình, dự án thuộc chính sách của Tỉnh, Trung ương triển khai để địa phương có
điều kiện triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế;
Đối với
những thôn, xã đã hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, đời sống của
đồng bào vẫn còn khó khăn so với bình quân chung, do đó cần có chính sách ưu
tiên, đặc thù để đồng bào thoát nghèo bền vững, không tái nghèo./.