SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI THANH LONG, CẦN CÓ NHẬN THỨC ĐÚNG VÀ HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT
 

Thực hiện Quyết định số 05/QĐ-ĐĐBQH ngày 01/4/2022 của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, về việc thành lập Đoàn khảo sát về sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (sau đây gọi tắt là Đoàn khảo sát). Sáng ngày 19/4/2022, ông Nguyễn Hữu Thông - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, Trưởng Đoàn khảo sát cùng các thành viên trong đoàn là đại diện lãnh đạo các sở Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, Công Thương, Liên minh Hợp tác xã tỉnh,… đã có buổi làm việc với Lãnh đạo UBND huyện Hàm Thuận Bắc; cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo phòng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn và phòng Kinh tế&Hạ tầng huyện. Nội dung làm việc của Đoàn khảo sát là nắm tình hình sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện từ cuối năm 2021 đến nay, nhất là những khó khăn, vướng mắc trong việc sản xuất và xuất khẩu trái thanh long sang thị trường Trung Quốc;

Sau khi làm việc tại UBND huyện, các thành viên Đoàn khảo sát cùng với lãnh đạo các phòng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, Kinh tế&Hạ tầng huyện đi khảo sát thực tế tại một số hộ dân trồng thanh long, các Hợp tác xã và một số doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu thanh long trên địa bàn huyện. Kết quả làm việc, khảo sát thực tế cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trên địa bàn huyện trong thời gian vừa qua gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thời điểm bên Trung Quốc đóng các cửa khẩu biên giới với Việt Nam (từ tháng 12/2021 đến nay) để thực hiện chính sách “Zero-Covid”, dẫn đến hàng hóa nông sản của nông dân sản xuất ra bị ùn ứ, rớt giá và không xuất khẩu được (trong đó có trái thanh long); đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở thì sau khi thu mua, chế biến, đóng gói thanh long và chở ra các cửa khẩu biên giới phải nằm chờ gần cả tháng nhưng do không thông quan được, hàng hóa bị hư hỏng, chi phí phát sinh tăng, dẫn đến thua lỗ nặng nề; còn người trồng thanh long thì do giá bán trái thanh long xuống quá thấp (từ 500đồng - 4.000đồng/kg), thậm chí có lúc trái thanh long chín nhưng không có ai mua nên đành phải hái và đổ bỏ; tình hình trên đã làm thiệt hại rất lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Qua tìm hiểu vấn đề trên thì thấy rằng có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng có hai nguyên nhân chính mà người sản xuất thanh long và các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở thu mua, chế biến xuất khẩu thanh long cần phải nhận thức đúng để khắc phục ngay, đó là: Người sản xuất thanh long thì trái thanh long phải sạch, phải an toàn, tức là phải sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP,...; còn đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở thu mua, chế biến xuất khẩu thanh long thì phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, nhằm để tránh rủi ro, thiệt hại.

 Đoàn khảo sát về sản xuất và tiêu thụ trái thanh long làm việc với UBND huyện Hàm Thuận Bắc.

Trên cơ sở kết quả làm việc, khảo sát và báo cáo của các địa phương, hy vọng rằng Quốc hội, Chính phủ sẽ có những cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả để giúp người sản xuất hàng hóa nông sản nói chung, người trồng thanh long và các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu thanh long nói riêng vượt qua những khó khăn, thử thách, góp phần ổn định việc sản xuất và tiêu thụ trái thanh long trong thời gian đến./.















TRANG TRUYỀN HÌNH
  • Diện mạo huyện Hàm Thuận Bắc sau 40 năm thành lập
  • Phiêu du trên hồ Hàm Thuận
  • Ước Mơ Từ Làng Tập 37 - Huỳnh Thanh Lâm, lớp 12C3 trường THPT Hàm Thuận Bắc
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang