Lãnh đạo huyện giao lưu với đoàn giảng viên, sinh viên Khoa Văn hoá học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
Sáng ngày 18/02/2025,
UBND huyện và đoàn giảng viên, sinh viên Khoa Văn hoá học, Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG-HCM có buổi giao lưu và trao đổi thông tin về tình hình kinh
tế, văn hoá – xã hội của huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận tại Hội trường Huyện
ủy Phú Quý.
Cùng
đi với đoàn trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM gồm có giảng viên TS. Trương Thị
Lam Hà – Phó Trưởng khoa, TS. Nguyễn Thanh Phong, TS. Nguyễn Thị Thuý Vy, TS.
Bùi Việt Thành, ThS. Ngô Tuyết Nhi cùng sinh viên Khoa Văn hoá học, về phía huyện
Phú Quý có ông Ngô Tấn Lực - Phó Chủ tịch UBND, ông Dương Văn Trí - Chánh Văn
phòng HĐND vàHĐND UBND và ông Đỗ
Lộc - chuyên viên Phòng VH-TT huyện Phú Quý.
Tại buổi trao đổi, ông Ngô Tấn Lực đã khái quát về lịch sử
hình thành và quá trình khai phá huyện đảo Phú Quý, đồng thời nhấn mạnh vai trò
chiến lược của huyện đảo trong công tác an ninh quốc phòng và hậu cần cho quần
đảo Trường Sa...
Trong những năm gần đây, huyện đảo Phú Quý đã có bước phát
triển kinh tế, xã hội và văn hoá nhanh chóng nhờ sự quan tâm từ Tỉnh ủy và UBND
tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên khó khăn và với vị trí địa lý
đặc thù, việc kết nối với đất liền gặp nhiều trở ngại, dẫn đến không ít thách
thức. Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục nếu không có sự đầu tư nâng cao dân trí sẽ gặp
khó khăn khi phải thích ứng với bối cảnh nền kinh tế thị trường, toàn cầu hoá,
hiện đại hoá và đô thị hoá.

Nhận thức được vấn đề này, Huyện ủy và
UBND huyện đã xác định giáo dục là yếu tố then chốt trong việc thay đổi sinh kế
và phát triển KT-XH, góp phần nâng cao đời sống của người dân, và có nhiều
thành quả đạt được. Hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến THPT được xây dựng và đầu
tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, nhiều em tiếp tục
học lên đại học và đã trở về làm việc cho địa phương. Bên cạnh đó, hệ thống Y
tế cũng được nâng cấp với đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường và trang thiết bị
hiện đại, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân trên đảo.
Về đời sống tôn giáo, huyện Phú Quý hiện
có 34 cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, trong đó có 11 cơ sở được công nhận là di tích
cấp tỉnh và quốc gia, 3 di tích quốc gia. Các tôn giáo chủ yếu tại đảo bao gồm
Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài và Tin lành, với Phật giáo chiếm ưu thế.


Trong cơ cấu nghề nghiệp, ngành ngư
nghiệp giữ vai trò chủ chốt và đã phát triển vượt bậc nhờ các chính sách hỗ trợ
cho tàu cá công suất lớn, vươn khơi xa. Toàn huyện hiện có hơn 1.600 tàu
thuyền, trong đó có 594 tàu công suất lớn. Trong khi đó, hoạt động nông nghiệp
chủ yếu tập trung vào trồng các loại cây ngắn ngày, và chăn nuôi gia súc (đặc
biệt là bò) đều phải nhập từ đất liền, chưa tạo được dấu ấn riêng. Thu ngân
sách của huyện cũng tăng đáng kể; năm 2024, huyện thu 44 tỷ đồng, vượt xa chỉ
tiêu của tỉnh giao là 23 tỷ đồng. Đồng thời, ngành du lịch được đẩy mạnh với
hơn 33 khách sạn và 100 homestay, có khả năng đón tới 2.000 khách mỗi ngày. Năm
2023, huyện đón 166.000 lượt khách, năm 2024 đạt 150.000 lượt, và dự kiến năm
2025 có thể đạt 200.000 lượt khách.


Trong phần trao đổi, sinh viên đã đặt ra nhiều câu hỏi liên
quan đến thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch, tín ngưỡng và sinh kế
của người dân trên đảo. Các thắc mắc được ông Ngô Tấn Lực - Phó Chủ tịch UBND
giải đáp chi tiết và rõ ràng.
Trong buổi giao lưu, ông Dương Văn Trí - Chánh Văn phòng HĐND
và UBND đã gửi tặng đoàn bài hát “Về Phú Quý”, chào đón đoàn đến với đảo Phú
Quý. Trước khi chia tay, ông Ngô Tấn Lực - Phó Chủ tịch UBND, đại diện UBND, đã
gửi lời chúc mừng và chúc đoàn có chuyến đi đáng nhớ, có nhiều kỷ niệm đẹp về đất
và người huyện đảo Phú Quý.
Admin
(ảnh từ nguồn Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM)