Chị Trần Thị Chùm - Gương điển hình trong phong trào chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới
Là Hội viên nông
dân tại thôn Quý Hải, xã Long Hải, huyện Phú Quý; sinh ra và lớn lên trong 1
gia đình nghèo khó, 25 tuổi lấy chồng, trong tay không có đồng xu dính túi; được
Nhà nước cấp lô đất, được bà con góp tiền cho mượn, xây ngôi nhà nhỏ có chỗ che
mưa che nắng cho gia đình. Nhà nghèo, thế là ngày ngày chị đi làm thuê làm
mướn, ai mướn gì cũng làm từ phụ hồ, bốc xếp, cho đến thu mua phế liệu…, cốt có
thêm chút tiền để kiếm sống. Cuộc đời con người do con người quyết định, nhận
thấy không thể cứ đi làm thuê mãi, chị quyết tâm tìm cách vươn lên thoát nghèo.
Suốt bao đêm trăn trở, mất ngủ vì suy nghĩ làm sao để cuộc sống gia đình thoát
khỏi cảnh nghèo túng, trong khi nhà không có vốn, hai bên nội ngoại cũng khó
khăn nên cũng không giúp đỡ được nhiều. Bao ngày suy nghĩ, một lần nữa chị lại đến
bà con hàng xóm vay tiền, thấy chị chịu khó làm ăn, lại hiền lành, thật thà, nên
bà con mạnh dạn cho chị vay. Song song đó, chị bàn với chồng thế chấp ngôi nhà
nhỏ vay ngân hàng lấy tiền làm vốn làm ăn. Cùng với số tiền do bà con cho vay,
chị mạnh dạn hùn vốn đóng tàu đi khai thác hải sản. Cái nghèo vẫn đeo bám chị
khi từng chuyến biển ra khơi đều thua lỗ, bị phá sản, nợ nần chồng chất, chị gần
như gục ngã.
Nhưng với ý chí quyết tâm vượt nghèo, chị
cố gắng vươn lên để chèo chống gia đình, nuôi con, vừa trả nợ. Với các chính
sách thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chị được tiếp cận nguồn vốn
vay để phát triển sản xuất từ Ngân hàng chính sách hỗ trợ, chị đầu tư chuồng
trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi sáng sớm, chị cho chúng ăn, sau đó đi phụ
hồ, trưa về thu mua phế liệu… Trời không phụ lòng người, con gà, con heo thấy chị
vất vả, chịu thương, chịu khó nên cũng lớn nhanh, dần đây là nguồn thu nhập
chính của gia đình.
Tuy
nhiên, càng ngày đầu ra khá bấp bênh dẫn đến nhiều
khi thua lỗ. Từ đó, chị cố tìm vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn để thay
thế, qua tìm hiểu thông tin, biết được mô hình nuôi heo rừng đem lại thu nhập
khá nên chị quyết định mua 5 con giống về nuôi thử nghiệm. Là người ham
tìm tòi, học hỏi, chưa có nhiều kiến thức trong chăn nuôi, chị mày mò nghiên
cứu kỹ thuật nuôi heo rừng qua thông tin, đài, ti vi… và tham gia các buổi tập
huấn hướng dẫn kỹ thuật, nhờ đó, chị rút được những kinh nghiệm hữu ích đem về
áp dụng vào đàn heo nhà mình. Nhờ sự chăm sóc cẩn thận, chu đáo nên heo lớn
nhanh, lứa heo con đầu tiên ra đời, rồi dần dần sinh sôi nảy nở, kinh tế gia đình
chị cũng từ đó nâng lên. Trong quá trình nuôi,
nhận thấy heo rừng ít bệnh, nhẹ công chăm sóc, lại được thị trường ưa chuộng
nên chị mua thêm đất, đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố để chuyển đổi hoàn
toàn từ nuôi heo thường sang heo rừng. Sau hơn 1 năm chăm sóc, đàn heo
rừng phát triển khỏe mạnh, hiếm khi bị bệnh và sau hơn 10 năm đầu tư chăn nuôi,
hiện nay đàn heo rừng của chị hiện lên đến trên 50 con, heo giống từ 6 - 7 con, mỗi năm heo giống đẻ
2 lứa, mỗi lứa bình quân 6 - 7 con. Khi heo sinh ra chị tự cung tự cấp cho
chuồng trại và chu cấp giống cho bà con khi có nhu cầu, hàng năm sau khi trừ
các khoản chi phí chị tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng. Vì vậy kinh tế gia
đình chị cũng khá giả dần lên. Chị trả nợ, sửa nhà, nuôi các con ăn học và có nghề
nghiệp ổn định.
Bên cạnh chăm chỉ làm
giàu cho gia đình, cho xã hội, bản thân chị còn luôn thực hiện tốt các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quan tâm đến công tác xã hội, tích
cực, vận động người thân tham gia các phong trào do địa phương phát động, nhất
là phong trào chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới. Luôn năng nổ đi đầu
trong công tác từ thiện xã hội, tham gia và vận động mọi người hỗ trợ, giúp đỡ
những người nghèo vượt khó, tham gia góp sức cứu trợ xã hội.
Trước
những thành quả đạt được như trên, trong Hội nghị Điển hình tiên tiến (giai
đoạn 2015-2020) vừa qua, UBND huyện đã ghi nhận thành tích đạt được của chị và biểu
dương, khen thưởng.
Ngọc Phú